0
1. Đặc điểm bệnh:

- Bệnh thường xảy ra ở vịt con giai đọan 3 đến 15 ngày tuổi cả vịt lớn và vịt đẻ.

- Vịt đẻ nhiễm bệnh, vi khuẩn nhiễm vào trong trứng, khi vịt nở đã bị nhiễm trùng.

- Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua thức ăn, nước uống và khi điều kiện ngoại cảnh bất lợi làm cho vịt yếu và bệnh phát ra.

2. Triệu chứng cơ bản:

- Vịt ủ rũ, mắt bị nhem, xệ cánh, ít vận động.

- Tiêu chảy phân loãng xanh lá cây, lẫn bọt khí.

- Một số con bị bại chân, viêm phổi thở khò khè.

3. Bệnh tích:

- Gan sưng, lấm tấm những nốt vàng trắng.

- Túi mật sưng, niêm mạc dạ dày tuyến (cuống mề) sưng, phủ lớp chất nhầy.

- Ruột sưng, xuất huyết, đôi khi bị loét.

- Vịt đẻ thường ở thể mãn tính, xác gầy ốm, buồng trứng xuất huyết đỏ, trứng non biến dạng. 


4. Phòng và trị bệnh:

- Chuồng trại khô, sạch, ấm, thoáng.

- Vịt con trên 7 ngày mới tập cho ăn mồi.

- Điều trị:

+ Trộn một số loại kháng sinh cho vịt ăn hoặc uống từ 3 - 5 ngày liên tục sau khi mua về và lập lại sau 7 ngày. Các thuốc kháng sinh dùng phòng và trị bệnh có chứa NEOMYCIN, COLISTIN; FLUMEQUINE ;…và kèm theo thuốc bồi dưỡng VITAMINE, ELECTROLYTE, men tiêu hóa.

+ Sử dụng thuốc cần tuân thủ theo thời gian và khối lượng vịt qui định. Thí dụ khi điều trị chích đối với vịt lớn hoặc cho uống đối với vịt con bị bệnh phó thương hàn tham khảo thực hiện phương pháp sử dụng: MD ANTIBIOTIC 1ml + MD BETA 1ml + MD DOC SONE MOST 1ml / 10kg vịt hoặc 20-30 vịt con.. Đồng thời pha nước cho uống, ngày 2 lần x 3-5 ngày: MD BIOVET 1ml + MD ELECTROLYTES 3g + MD FLUM 20 % 1 ml / 5 – 10 kg vịt. 

Nguồn: Dự án phát triển chăn nuôi Thủy cầm an toàn sinh học 

Post a Comment

 
Top