Vụ chiêm xuân năm nay, triệu chứng bị hại này bắt đầu rộ từ giữa tháng 3 và thường tập trung ở các chân ruộng lúa cấy bằng mạ dược hoặc mạ non tốt trước và thành từng đám.
Ảnh minh họa
Dảnh cái khóm lúa có lá, nõn bị teo thắt phần nửa cuối hoặc một phần ở gần giữa lá hóa bạch tạng cùng các vết châm thủng thành đường ngang là triệu chứng của ruồi vàng hại lúa chiêm xuân.
Vụ chiêm xuân năm nay, triệu chứng bị hại này bắt đầu rộ từ giữa tháng 3 và thường tập trung ở các chân ruộng lúa cấy bằng mạ dược hoặc mạ non tốt trước và thành từng đám. Nhổ cả khóm lên quan sát thấy bộ rễ vẫn phát triển bình thường nhưng cây lúa có biểu hiện đẻ nhánh ít, chậm phát triển, không nhìn thấy đối tượng gây hại.
Khoa học gọi là ruồi vàng, giai đoạn lúa non ở vụ chiêm xuân phát sinh nhiều hơn do thích hợp với thời tiết đầu vụ, không nằm trong các đối tượng dịch hại. Vòng đời ruồi vàng từ 25 - 35 ngày và các pha phát dục:
- Trứng: từ 3 - 5 ngày, kích thước nhỏ và nằm rải rác trên mặt lá, nõn lúa.
- Giòi: từ 15 - 18 ngày, nhọn 2 đầu, chúi trong các đọt non và lá chưa buông, đồng thời phóng nọc độc khiến lá bạch tạng hoặc co dúm.
- Nhộng: từ 5 - 7 ngày, nằm bên trong chồi hoặc tai lá lúa.
- Trưởng thành: từ 5 - 7 ngày, có con đực và con cái, con cái đẻ đến cả trăm quả trứng.
Do kích thước nhỏ bé, hệ số sinh sản cao nên bà con không thể trông thấy rõ các pha phát dục mà chỉ thấy triệu chứng bị hại và mua thuốc phun trừ. Hiện đang là thời điểm dừng châm chích, giòi đang vào nhộng.
Biện pháp khắc phục:
- Không phun trừ.
- Duy trì mực nước từ 2 - 3cm để cây lúa khỏe, đẻ nhánh tập trung và hấp thu dinh dưỡng tốt.
- Bón phân cân đối và đủ lượng theo quy định.
KS. Nguyễn Hữu Vân/ Báo Hải Dương
Post a Comment